Hệ thống cơ điện còn gọi là MEP|Hệ thống chống sét tại Đà Nẵng | Hệ thống Báo Cháy - PCCC | Camera |Thiết bị điện | Âm thanh |Nông sản thực phẩm & rau sạch |TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KỸ NĂNG SỐNG & QTDN|KHẢO SÁT, THIẾT KẾ, TƯ VẤN, LẮP ĐẶT & BẢO TRÌ phần cơ đ 29 Nguyễn Tất Thành - Quận Hải Châu - Tp Đà Nẵng
Hệ thống cơ điện còn gọi là MEP|Hệ thống chống sét tại Đà Nẵng | Hệ thống Báo Cháy - PCCC | Camera |Thiết bị điện | Âm thanh |Nông sản thực phẩm & rau sạch |TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KỸ NĂNG SỐNG & QTDN|KHẢO SÁT, THIẾT KẾ, TƯ VẤN, LẮP ĐẶT & BẢO TRÌ phần cơ đ 0913 404 958
Hệ thống cơ điện còn gọi là MEP|Hệ thống chống sét tại Đà Nẵng | Hệ thống Báo Cháy - PCCC | Camera |Thiết bị điện | Âm thanh |Nông sản thực phẩm & rau sạch |TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KỸ NĂNG SỐNG & QTDN|KHẢO SÁT, THIẾT KẾ, TƯ VẤN, LẮP ĐẶT & BẢO TRÌ phần cơ đ Uy tín - Chất lượng cao

HƯƠNG QUẾ TRÀ MY


HƯƠNG QUẾ TRÀ MY

Theo thống kê, tỉnh Quảng Nam hiện có khoảng 425.921 ha rừng, tỷ lệ che phủ đạt 40,9%; trữ lượng gỗ của tỉnh khoảng 30 triệu m3. Diện tích rừng trồng 37.118 ha, rừng tự nhiên là 388.803 ha với nhiều loại cây lấy gỗ có giá trị kinh tế cao như chò, gõ, quỷnh, giổi, lim…Trong các loài cây lâm sản ngoài gỗ của rừng nhiệt đới còn có các loại cây dược liệu quý như sâm, quế, nấm Lim xanh, nấm Linh Chi... Trong đó, cây quế là nguồn lợi kinh tế lớn và gắn liền với đời sống của người dân các huyện miền núi như Nam Trà My, Bắc Trà My và Tiên Phước của tỉnh Quảng Nam. Ngoài việc khai thác công dụng của gỗ, quế còn là loại cây dược liệu quý. Cây quế được người dân tổ chức sản xuất thành nguồn hàng lớn, ổn định và có giá trị, nhất là giá trị xuất khẩu


Các nhà khoa học đã xác định, cây quế Trà My có tên khoa học là Cinnam omum obtusi folium Nees. Qua khảo sát, lượng tinh dầu có trong vỏ, thân và cành quế Trà My cao gấp nhiều lần so với các giống quế khác như: Trà Bồng (Quảng Ngãi), Văn Yên (Yên Bái)...

Sản phẩm chính của cây quế là vỏ quế và tinh dầu quế được sử dụng nhiều trong công nghiệp y dược, công nghiệp chế biến thực phẩm, hương liệu và chăn nuôi. Xu hướng sử dụng các loại tinh dầu thực vật thay thế các hoá chất có ảnh hưởng đến sức khoẻ con người ngày một tăng rất có lợi cho người sản xuất quế, các địa phương có quế và xuất khẩu quế.

Cây quế đã vượt ra khỏi lãnh địa, trở thành dược liệu quý hiếm, được xếp vào 4 vị có giá trị là: sâm, nhung, quế, phụ. Quế là vị thuốc có tính dương, bồi bổ, chữa trị các bệnh về đường tiêu hóa, tuần hoàn và hô hấp. Từ xa xưa, đồng bào đã biết sử dụng loài cây này để chữa trị bệnh. Khi khoa học phát triển, quế được sử dụng trong công nghiệp y dược, chế biến thực phẩm, hương liệu và chăn nuôi. Thế giới biết đến quế như một đặc sản, một dược liệu quý hiếm. Trải qua hàng trăm năm kinh nghiệm của các thầy thuốc Đông Y cũng như các nhà khoa học, đã khẳng định và công nhận cây quế mọc ở vùng Trà My, Tiên Phước tỉnh Quảng Nam là loại quế có những tính năng vượt trội so với những loại quế ở vùng khác và được ví với cái tên rất cao quí: “Cao sơn ngọc quế”.

Ngoài lợi ích về mặt kinh tế, cây quế còn đóng góp vào bảo vệ môi trường sinh thái, làm tăng độ che phủ rừng, giữ đất, giữ nước ở các vùng đất đồi núi dốc, bảo tồn và phát triển sự đa dạng các nguồn gen quý cây bản địa – cây quế còn đóng góp vào định canh - đinh cư , xoá đói giảm nghèo tạo thêm công ăn việc làm cho nông dân miền núi nước ta.

Những năm 1980-1985, cây quế Trà My bản địa cho lợi nhuận rất cao, 1kg quế khô có giá khoảng 1 chỉ vàng. Nhưng từ năm 1985 đến nay, nhiều đơn vị đã tiến hành ươm cây quế Bắc (giống quế từ Bắc du nhập vào Quảng Nam) bán cho dân, khiến chất lượng cây quế bị giảm sút, ảnh hưởng đến thương hiệu cây quế gốc... Cái giá đắt vùng quế phải trả là danh tiếng và giá trị của quế Trà My không còn được coi trọng và gìn giữ đúng mức. Hậu quả, nhiều diện tích quế bản địa đã nhường chỗ cho những giống quế bên ngoài có chất lượng thấp. Giá trị cây quế Trà My đã không được đánh giá đúng mức, lẫn lộn với nhiều loại quế khác trên thị trường; giá quế giảm sút, đời sống đồng bào trồng quế gặp nhiều khó khăn.

Trước thực trạng đó, vào tháng 10/2011, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý “Trà My” đối với sản phẩm quế Trà My (Quảng Nam). Đây là một tín hiệu đáng mừng với người trồng quế, là điều kiện thuận lợi để người trồng quế ở Trà My có thể quảng bá sản phẩm cây kinh tế đã bao đời mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho người dân bản địa đến bạn bè quốc tế. Nay người Trà My có thể tự hào với sản phẩm đặc trưng riêng của địa phương mình.

Như đã phân tích ở trên, cây quế Trà My không những là loại dược liệu quý mà thân cây quế có thể sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, tiêu dùng có giá trị kinh tế cao. Nhận thấy được những tiềm năng, thế mạnh đó, từ năm 2005 Ngành Công Thương Quảng Nam đã phê duyệt Đề án Đầu tư và phát triển sản xuất các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp từ cây quế Quảng Nam. Đề án là tiền đề quan trọng để các cấp, các ngành quan tâm hơn nữa về chính sách đầu tư, định hướng phát triển các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp từ cây quế. Nhiều doanh nghiệp ở Quảng Nam đã tận dụng lợi thế sẵn có của vùng nguyên liệu quý giá này triển khai xuất khẩu quế kẹp và sản xuất hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ từ gỗ quế như dép quế, nịt lưng quế, nịt gối quế... và chế biến tinh dầu quế như Công ty TNHH Quế Quảng Nam, Công ty TNHH Hương Quế Xứ Quảng, Công ty TNHH Quế Trà My...

Theo Sở KH-CN Quảng Nam, diện tích quế còn lại tập trung tại huyện Bắc Trà My chỉ khoảng trên 1.000 ha với số lượng 2,4 triệu cây; Nam Trà My khoảng 1.500 ha, số lượng gần 3 triệu cây. Quế được trồng ở hầu hết các xã, thị trấn của vùng Trà My, nhưng chất lượng tốt nhất thì chỉ có ở Trà Giác, Trà Giáp (Bắc Trà My) và Trà Dơn, Trà Leng (Nam Trà My).

Với mong muốn trả lại thương hiệu và giá trị vốn có của cây quế Trà My-loại cây đã từng một thời là biểu tượng, một giá trị kinh tế và văn hóa xứ Quảng, không ai khi nhớ về mảnh đất Trà My mà không nghĩ và nhắc đến cây quế. Chính vì vậy các cấp các ngành của Quảng Nam luôn quan tâm tạo cơ chế, chính sách để phát triển cây quế một cách bền vững, giúp người dân tăng thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo, một trong những tiêu chí quan trọng để thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn mới tại tỉnh./.

Nguồn tin: XTTM (nguồn nongthonmoi.net)



Xem những bài viết liên quan:

HƯƠNG QUẾ TRÀ MY

HƯƠNG QUẾ TRÀ MY Theo thống kê, tỉnh Quảng Nam hiện có khoảng 425.921 ha rừng, tỷ lệ che phủ đạt 40,9%; trữ lượng gỗ của tỉnh khoảng 30 triệu m3. Diện tích rừng trồng 37.118 ha, rừng tự nhiên là 388.803 ha với nhiều loại cây lấy gỗ có gi&aacute...


Tiêu Tiên Phước được giá nhưng chưa phải cây làm giàu

Tiêu Tiên Phước được giá nhưng chưa phải cây làm giàu Với hương vị thơm cay đặc biệt, tiêu Tiên Phước - đặc sản Quảng Nam - được bán với giá cao gấp 3-4 lần các loại tiêu thường. Tuy nhiên, giá cao một...


TIÊU TIÊN PHƯỚC

Tại sao tiêu Tiên Phước lại có giá cao hơn tiêu bình thường 7 lần? Cây tiêu sẻ Tiên Phước, Quảng Nam là giống bản địa lâu đời có lá nhỏ, hạt nhỏ vừa, phơi khô có màu đen với nhiều nếp nhăn, đặc biệt...


THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ TRANG PHỤC CHỮA CHÁY CỦA LỰC LƯỢNG DÂN PHÒNG, LỰC LƯỢNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY CƠ SỞ, LỰC LƯỢNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY CHUYÊN NGÀNH

Số: 48/2015/TT-BCA Hà Nội, ngày 06 tháng 10 năm 2015 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ TRANG PHỤC CHỮA CHÁY CỦA LỰC LƯỢNG DÂN PHÒNG, LỰC LƯỢNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY CƠ SỞ, LỰC LƯỢNG PHÒNG CH&Aacu...


Hỗ trợ trực tuyến